Romeo và Juliet (bởi William Shakespeare) [Ebook]

Romeo và Juliet (bởi William Shakespeare) [Ebook] https://help.working24.net/uploads/default/original/2X/8/8a5fcecdaebb69c1777c6350f38fbe1fcbcfcede.jpeg
none 5.0 1

THẢM KỊCH CỦA ROMEO VÀ JULIET
bởi William Shakespeare

Đọc sách (Đang đợi dịch)

romeo and juliet

Tiêu đề: Romeo và Juliet
Tác giả: William Shakespeare
Ngày phát hành: November 1, 1998
Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Xem bản dịch khác trong Tiếng Anh

Bản thảo của quyển sách này

Giới thiệu

Theo ý kiến đa số các nhà nghiên cứu, vở Romeo và Juliet viết vào khoảng 1594- 1595.

Viết vở kịch này, Shakespeare đã dựa theo một truyện bằng văn vần (khoảng 3.000 câu) của một nhà thơ trẻ người Anh là Arthur Brooke, xuất bản năm 1562. Bruc đã phóng tác theo một truyện bằng văn xuôi do một người Ý là Matteo Bandello viết, xuất bản năm 1554, hay nói cho đúng hơn, theo bản dịch tiếng Pháp của truyện này do Pierre Boisteau dịch, xuất bản năm 1559.

Thực ra, những nét chính của câu chuyện tình này đã có từ sớm hơn nữa, trong những truyện ngắn của Luigy đa Porto xuất bản khoảng 1535, của Adrien Sevin xuất bản khoảng 1542, v.v.

Mỗi người viết hoặc người dịch lại thêm thắt, sửa đổi cho cầu chuyện thêm hấp dẫn, hoặc tô vẽ các nhân vật cho thêm nổi. Chẳng hạn Sevin thêm vào nhân vật thầy lang, Brooke cho rõ nét nhân vật nhủ mẫu…

Nhưng chính là thông qua tác phẩm của Shakespeare mà câu chuyện của đôi bạn tình thành Verona đã được lưu lại cho hậu thể.

Tóm tắt nội dung vở kịch

Ngày xưa ở thành Verona của nước Ý, giữa hai họ lớn, họ Capulet và họ Montague , có một mối thù lâu đời. Mối thù sâu sắc đến nỗi hễ người hai họ, thậm chí gia nhân hai nhà, gặp nhau là có chuyện cãi cọ hoặc chém giết.

Một đêm, tộc trưởng họ Capulet mở dạ yến. Romeo , con trai tộc trưởng họ Montague , đang say mê Rôdalin, một cô gái trong họ Capulet , nên cùng một vài người bạn đeo mặt nạ đến dự buổi yến này để được gặp R o dalin. Nhưng khi đến nơi, thì Romeo gặp Juliet, con tộc trưởng Capiulet, và hai người yêu nhau say đắm ngay từ buổi đầu gặp gỡ.

Nửa đêm, tiệc tan, Romeo vượt tường nhảy vào vườn sau nhà Capiulet. Juliet hiện ra trên ban công phòng nàng, và hai người cùng trao cho nhau lời thề chung thủy.

Sáng hơm sau, Romeo tới gặp cha đỡ đầu là tu sĩ Loran và yêu cầu tu sĩ làm lễ thành hôn cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vọng rằng mối lương duyên này sẽ giúp hai nhà hóa thù thành bạn. Sau lễ thành hôn, Juliet trở về, Rome hứa đêm sẽ lại tới.

Nhưng cũng ngày hôm đó xảy ra chuyện không may. Tiban, anh họ của Juliet, gặp Romeo và buông lời hỗn xược. Romeo nhịn, nhưng bạn chàng là Mokiuxio gây chuyện với đối phương. Hai bên đánh nhau và Mokiuxio bị đâm chết. Báo thù cho bạn, Romeo giết Tiban, và vì thế bị kết án lưu đày khỏi thành Veronice.

Sau khi giết Tiban, Romeo trốn trong phòng tu sĩ Loran. Ông an ủi chàng và khuyên chàng đêm đến hay tới từ biệt Juliet. Khi rời khỏi Veronice, hãy tìm cách tới Mantua, chờ ngày trở lại.

Đêm đó, nhờ vú nuôi giúp đỡ, Romeo và Juliet gặp nhau. Nhưng sáng hôm sau khi đôi bên từ biệt, cả hai linh cảm có chuyện không lành.

Quả vậy, Juliet bị gia đình ép hôn với một nhà quý tộc. Tuyệt vọng, nàng tới gặp tu sĩ xin kế giải vây. Ông cho nàng một lo thuốc giả chết, sau khi uống vào cơ thể sẽ cứng đờ, nhưng vài ngày sau sẽ tỉnh lại. Đêm đó nàng uống thuốc. Gia đình tưởng nàng chết thật, đem thây đặt vào hầm mộ gia đình.

Nhưng gia nhân của Romeo tưởng Juliet chết thật , phi ngựa tới Mantua báo tin. Nhận tin chẳng lành, Romeo tuyệt vọng, mua một liều thuốc độc rồi định trở về chết bên thi thề người yêu.

Nửa đêm hôm đố, Romeo tới hầm mộ nhà Capulet . Paris củng tới đó để khóc than nàng. Hai người đánh nhau. Paris bị Romeo dâm chết. Romeo vào trong hầm mộ, uống thuốc độc, rồi hôn Juliet mà chết.

Tu sĩ Lawrence khi dược tu sĩ John cho biết tin không di dược, cũng lật đật tới hầm mộ Juliet dêm đó để chờ nàng tỉnh dậy. Nhưng khi tới nơi thì đã quá muộn. Rômêo dã chết.

Juliet tinh dậy. Tu sĩ khuyên nàng vào nương thân trong nhà tu kín. Nhưng nàng không nghe và dùng dao của Romeo tự vẫn.

Tin lan ra, khắp thành Verona xôn xao. Vương chủ và người hai nhà kéo tới. Câu chuyện thương tâm dược tu sĩ kể lại.

Và “bên xác con, cha mẹ mới quên thù”.

Content

LỜI MỞ ĐẦU.

ACT I
Cảnh I. Một nơi công cộng.
CảnhII. Một con đường.
Cảnh III. Phòng trong nhà của Capulet.
Cảnh IV. Một con đường.
Cảnh V. Một hội trường trong nhà của Capulet.

ACT II
ĐIỆP KHÚC.
Cảnh I. Một nơi thoáng đãng liền kề Vườn Capulet.
CảnhII. Vườn của Capulet.
Cảnh III. Phòng giam của Friar Lawrence.
Cảnh IV. Một con đường.
Cảnh V. Vườn Capulet.
Cảnh VI. Phòng giam của Friar Lawrence.

ACT III
Cảnh I. Nơi công cộng.
CảnhII. Một căn phòng trong nhà của Capulet.
Cảnh III. Phòng giam của Friar Lawrence.
Cảnh IV. Một căn phòng trong nhà của Capulet.
Cảnh V. Phòng trưng bày mở dẫn đến Phòng của Juliet, nhìn ra Khu vườn.

ACT IV
Cảnh I. Phòng giam của Friar Lawrence.
CảnhII. Hội trường trong Nhà của Capulet.
Cảnh III. Phòng của Juliet.
Cảnh IV. Hội trường trong Nhà của Capulet.
Cảnh V. Phòng của Juliet; Juliet trên giường.

ACT V
Cảnh I. Mantua. Một con đường.
CảnhII. Phòng giam của Friar Lawrence.
Cảnh III. Một nhà thờ; trong đó có một Đài tưởng niệm thuộc về Capulets.

Bình luận văn học

Romeo và Juliet, vở kịch của tình yêu

Đúng như vậy, Romeo và Juliet là vở kịch của tình yêu trong sáng và chân thành. Như Flobe (Flaubert) đã nói: “Virgin đã sáng tạo ra người thiếu phụ yêu dương, Shakespeare dã sáng tạo ra người thiếu nữ yêu đương. Tất cả những thiếu phụ và thiểu nữ yêu dương khác chi là mô phỏng theo hai nhân vật Didon và Juliet”.

Nhưng nếu chl nói đơn giản rằng chủ dề của Romeo và Juliet là tình yêu thì không đủ. Chủ dề của vở kịch có hai mặt: tình yêu của đôi lứa thanh niên và oán thù truyền kiếp giữa hai họ. Vở kịch mở đầu bằng một cuộc ẩu đả giữa gia nhân hai nhà. Nó kết thúc bằng sự giải hòa giữa hai họ. Sự thù hằn giữa hai họ khiến cuộc tình duyên của Romeo và Juliet dang dở nhưng chính cái chết của dôi bạn tinh dã chấm dứt mối thù truyền kiếp.

Cái chết của họ không cho ta một cảm tưởng khuất phục đầu hàng. Họ đã thắng. Cái xã hội phong kiến hẹp hòi ti tiện đã phải cảm phục tinh yêu trong sáng của họ. Họ làm được một việc mà uy quyền của một vương chủ đã không làm nổi: chấm dứt một mối thù truyền kiếp.

Sự đấu tranh quyết liệt của Romeo và Juliet để bảo vệ tinh yêu của họ là sự đấu tranh quyết liệt của những tư tưởng nhân đạo thời Phục hưng chống lại những thành kiến dã man và ngu muội của thời Trung cổ. Chủ dề của vở kịch là: tinh yêu và lòng chung thủy chiến thắng oán thù.

Tinh yêu giữa Romeo và Juliet là một tinh yêu chân thành, thủy chung, trong sạch, rất trần thế, xa lạ với những quan niệm ảo mộng, siêu hình, tôn giáo hoặc bệnh não. Quan hệ giữa Romeo và Juliet là một sự hòa hợp cân bằng giữa vật chất và tinh thần, một mối tinh thơ mộng nhưng không viển vông, một sự yêu dương say đắm không hề bị hạ thấp xuống mức những dục vọng thấp hèn. Như một nhà nghiên cứu Liên Xô đã nói: “Hoàn toàn không có mâu thuẫn giữa lòng say mê của Juliet và sự ngay thẳng trong sạch của mối tinh nàng. Khi nàng nói với Romeo: “Em vuốt ve quá nhiều thi chàng đến chết mẩt”, chúng ta không cảm thấy một âm thanh nào lạc điệu”

Nghệ thuật của Romeo và Juliet

Thứ nhất là kịch tính cao độ của hành động. Trong truyện của Actơ Bruc, thời gian kéo dài tới mẩy tháng. Trong vở kịch của Shakespeare, thời gian co lại chỉ còn bốn ngày sôi nổi.

Thứ hai là tính chát sinh dộng của phong cách và vốn phong phú của ngôn ngữ. Shakespeare dã dược gọi là nhà pháp sư của ngôn ngữ Anh. Ông sử dụng một vốn từ rất lớn, trong đó ngôn ngữ dân gian góp một phần đáng kể. Các tục ngữ được ông sử dụng rất linh hoạt. Trong tác phẩm của ông, văn xuôi và văn vần đi liền với nhau, có khi gài vào nhau. Những câu nói đùa nhả nhớt của nhũ mẫu và Makiuxiô xen vào những đoạn tự tình ngây ngất giữa Romeo và Juliet, và đi liền ngay sau là những suy nghĩ triết học của tu sĩ Lawrence! Vở Romeo và Juliet đặc biệt có nhiều chỗ chơi chữ, những kiểu nói ý cầu kỳ, những lối nói cợt bằng những chữ cùng âm khác nghĩa. Trong quá trình dịch chúng tôi đã cố găng bám sát những hlnh tượng của nguyên văn. Tuy vậy, có nhiều trường hợp chúng tôi đã phải tỉm những hỉnh tượng tương đương, quen thuộc hơn đối với độc giả Việt Nam.

Về những lời đùa cợt nhả nhớt, có khi ngụ ý tục tằn, của hai nhân vật nhũ mẫu và Mercutio, chúng tôi muốn nhắc lại nhận định của Victo Huygo: ‘Về hai mặt phóng túng và bạo nói, Shakespeare chẳng thua gì Rabelais”.

Bản dịch này chủ yếu căn cứ trên bản Anh văn của Nhà xuất bản Cambridge University Press (1955) do J.D.Wilson và G.I.Duthie khảo hiệu và chú thích. Trong quá trình dịch, chúng tôi có tham khảo một số bản dịch Pháp văn như của Duval, Roth, Koszul và Victor Hugo.