DPoS là gì? Cơ chế đồng thuận ra sao?

DPoS là gì

DPoS (Delegated Proof of Stake) là một thuật toán đồng thuận được sử dụng trong các mạng xã hội và các hệ thống blockchain. DPoS cho phép những người dùng nắm giữ một số lượng token để bỏ phiếu cho các đại diện (delegates) để thực hiện các quyết định trong mạng lưới.

  • Delegated Proof of Stake là thuật toán được kết hợp giữa Proof of Stake (PoS), Proof of Authority (PoA) và hệ thống bỏ phiếu quản trị dựa trên số token.

Delegated Proof of Stake (DPoS) là thuật toán đồng thuận được đề xuất đầu tiên bởi Co-founder EOS - Daniel Larimer.

Cụ thể, trong DPoS, những người dùng có token sở hữu có thể bỏ phiếu cho một số đại diện được chọn để đại diện cho mạng lưới và thực hiện các hành động có lợi cho cộng đồng. Các đại diện được bầu chọn phải tuân thủ các quy tắc và đạo đức của mạng lưới, và nhận được phần thưởng cho việc thực hiện thành công các nhiệm vụ đó.

Cách hoạt động của DPoS như sau: Token Holder sẽ chọn node để đại diện vận hành, duy trì bảo mật mạng, bù lại sẽ được nhận phần reward từ mạng cho việc đó.

Delegated Proof of Stake (DPoS) sở hữu số validator giới hạn, dao động từ 10 - 100, tương tự như Proof of Authority (PoA). Nhờ vậy, các blockchain sử dụng thuật toán này có được khả năng mở rộng khá cao.

DPoS được coi là một thuật toán đồng thuận tốt hơn Proof of Work (PoW) vì nó tiêu tốn ít năng lượng và kích thích các đại diện hoạt động tích cực hơn. Tuy nhiên, DPoS không phải là giải pháp hoàn hảo và vẫn có những vấn đề cần được giải quyết trong quá trình phát triển và áp dụng.

DPoS giải quyết vấn đề gì?

Theo bộ 3 bất khả thi blockchain, các blockchain trên thị trường chỉ có thể chọn giải quyết 2 trong 3 khía cạnh nan giải sau:

  • Scalability - Khả năng mở rộng: Khả năng xử lý nhiều giao dịch. Linh hoạt trong việc sử dụng cả máy tính PC và máy tính laptop để chạy một node trên Blockchain.
  • Decentralization - Tính phi tập trung: Blockchain có thể chạy/hoạt động không phụ thuộc vào một nhóm nhỏ các node hay các tổ chức/cá nhân tập trung nào khác.
  • Security - Bảo mật: Blockchain có thể phản kháng/chống lại phần lớn các node tham gia cố gắng tấn công nó (lý tưởng nhất là 50%, hoặc trên 25%).

Với cách hoạt động của mình, Delegated Proof of Stake (DPoS) có thể giúp các blockchain sở hữu được 2/3 khía cạnh cần có là bảo mật và khả năng mở rộng.

Các blockchain sử dụng DPoS sẽ dựa vào số lượng nhỏ các node (như nói trên là 10 - 100) để vận hành sự đồng thuận, với điều kiện người dùng tin tưởng phần lớn các validator node của mạng lưới. Chính vì vậy, DPoS sẽ có được khả năng mở rộng, bảo mật cao nhưng tính phi tập trung khá yếu.

Ưu điểm DPoS

Khả năng mở rộng cao

Với cách hoạt động của mình, cơ chế đồng thuận DPoS giúp giảm đáng kể số node tham gia xác thực giao dịch (validator).

Thay vì tốn từ nhiều phút đến vài tiếng để xác thực giao dịch như Proof of Work, DPoS chỉ mất vài giây để đạt được đồng thuận. Chính vì thế, giúp cải thiện đáng kể việc xử lý của hệ thống, giải quyết dứt điểm bài toán về khả năng mở rộng muôn thuở của blockchain.

Cơ cấu quản trị rõ ràng

Mô hình đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) sở hữu cơ cấu quản trị khá rõ ràng. Cụ thể nằm ở việc hạn chế quyền voting ở các validator node. Mô hình này giúp đưa ra các quyết định quản trị nhanh chóng hơn các blockchain sử dụng Proof of Work và Proof of Stake.

Phí hoạt động thấp

Các blockchain chạy thuật toán đồng thuận Delegated Proof of Stake (DPoS) thường không sở hữu nhiều validator node, yêu cầu cấu hình máy tính cũng không mạnh, delegators cũng không cần bật máy tính 100%.

Vì vậy nên năng lượng tiêu thụ bởi việc chạy các blockchain này cũng giảm đi đáng kể. Phí hoạt động cũng không cao như các blockchain sử dụng PoW, PoS.

Nhược điểm DPoS

Vì giới hạn các node chỉ từ 10 - 100 node nên Delegated Proof of Stake (DPoS), nên việc chọn lựa các node này cũng kỹ hơn, thường sẽ đưa cho người nắm giữ phần lớn quyền lực để thực hiện việc xác minh giao dịch. Họ cũng sẽ chia sẻ phần thưởng khi tham gia sản xuất block mới.

Thiết kế này giúp có được 2 khía cạnh là bảo mật và khả năng mở rộng cao đã nói ở trên. Nhưng hạn chế là tập trung quá nhiều quyền lực vào số lượng nhỏ validator node. Các node có thể thông đồng với nhau và chi phối cả mạng lưới hoạt động của blockchain này.

Bên cạnh đó, DPoS cũng làm giảm sự tham gia nhiệt tình của các vào việc quyết định quản trị của mạng.