Để kế hoạch nội dung luôn triển khai theo đúng ý mình

Xin chào các bạn,

Tuần trước mình có chia sẻ bài viết “Cách để tạo ra kế hoạch nội dung hiệu quả”. Phương pháp thực hiện chính đó là dựa vào số lượng và chất lượng nội dung tối thiểu, thông qua các hoạt động nghiên cứu đối thủ và đo lường các chỉ số của nội dung.

Thế nhưng một bản kế hoạch dù có xuất sắc đến mấy cũng không mang lại nhiều giá trị nếu ta không bắt tay thực hiện chúng. Trên 90% bạn bè, đồng nghiệp của mình, thậm chí là cả chính mình đôi lúc cũng không thể triển khai kế hoạch nội dung theo đúng ý.

Có 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc này là:

1. Kế hoạch nội dung đang giải quyết phần ngọn mà không đi từ gốc rễ của doanh nghiệp.

Vấn đề thường gặp ở đây là:

  • Doanh nghiệp không nhất quán về giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ.

  • Định hướng marketing liên tục bị thay đổi dẫn đến thông điệp truyền thông bị thay đổi theo.

2. Không có tính thích nghi với môi trường và đối thủ.

Vấn đề thường gặp ở đây là:

  • Bị tác động bởi thị trường, đối thủ, sự kiện xã hội (VD: COVID-19, Đối thủ ra mắt sản phẩm mới cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm chủ lực của bạn…)

  • Đưa ra kế hoạch nội dung dài hạn nhưng không đưa ra kế hoạch thực hiện trong ngắn hạn, không có tính ứng biến khi gặp phải các sự kiện bất lợi đối với doanh nghiệp.

3. Làm việc nhóm và cá nhân còn nhiều vấn đề

  • Phương pháp làm việc nhóm lỏng lẻo, thiếu kỷ luật, thiếu sự rõ ràng và chủ động.

  • Hiệu suất làm việc của chính bạn không đạt được như mong đợi.

Vậy bây giờ chúng ta cùng đưa ra phương pháp giải quyết cho từng vấn đề trên nhé.

1. DOANH NGHIỆP KHÔNG NHẤT QUÁN VỀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA SẢN PHẨM, DỊCH VỤ.

=> Phương pháp: Thiết lập danh sách các giá trị cốt lõi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nghiệp bạn. Bạn có thể hiểu đó chính là USP của sản phẩm, một sản phẩm có thể chứa 1 hoặc nhiều USP. Nhưng USP càng ít, càng dễ nhớ, càng độc đáo thì càng có sức mạnh.

VD:

Dầu gội đầu Tresemme sử dụng USP “Công nghệ cấy Keratin và Vitamin cho tóc”. Trong đó keratin là thành phần tối quan trọng để cấu tạo nên sợi tóc, Vitamin là các dưỡng chất giúp cho tóc bóng khoẻ.

Khuyến cáo nên sử dụng USP gần gũi, dễ nhớ đối với khán giả. Trong trường hợp sản phẩm mới gia nhập thị trường, USP đều là thuật ngữ mang tính công nghệ thì chúng ta cần thiết lập series nội dung để giới thiệu, giải thích, phổ cập hoá kiến thức về USP đến cho khán giả.

Vậy trong trường hợp bản thân dịch vụ, sản phẩm không sở hữu bất kỳ một USP nào đặc biệt thì ta sẽ giải quyết ra sao? Trường hợp này, một đàn anh mà mình hâm mộ đó là anh Huỳnh Vĩnh Sơn có nêu ra rằng “Nếu sản phẩm không có USP, thì hãy tạo ra những trải nghiệm mà khách hàng nhận được khi sử dụng sản phẩm”

VD:

Dầu gội X giúp lưu mùi hương dịu nhẹ như của salon tới 24h.

Bạn có thể an tâm ngủ ngon hoặc đi du lịch bất cứ đâu mà không cần phải lo lắng về hệ thống máy chủ của bạn. Chúng tôi đảm bảo nó luôn vận hành trong trạng thái tốt nhất với đội ngũ kỹ thuật viên luôn phiên túc trực 24/24.

2. ĐỊNH HƯỚNG MARKETING LIÊN TỤC BỊ THAY ĐỔI.

Trong trường hợp này, nếu marketing liên tục thay đổi để ứng biến với những sự kiện xã hội và đối thủ thì đó là chuyện quá bình thường. Thế nhưng nếu định hướng marketing liên tục bị thay đổi chỉ dựa trên cảm tính của leader, sự thay đổi không bám vào giá trị cốt lõi doanh nghiệp, không cho thấy tính khả thi hơn để đạt KPI.

Lúc này theo lời khuyên chân thành của mình, bạn nên nghỉ việc!

Bản thân mình đã từng mất đến 2 tháng để nhận lời làm việc tại một công ty. 2 tháng đó mình dùng để nghiên cứu về hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, mua sản phẩm về dùng thử, quan sát các hoạt động marketing đang triển khai. Tìm hiểu về tính cách và năng lực của leader marketing mà mình sẽ làm việc cùng. Bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để tìm một công việc mới, nhưng bạn sẽ không có nhiều cơ hội để cống hiến hết mình cho một doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi nhận lời làm việc cho một công ty nào đó nhé 😉 !

3. BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI CÁC SỰ KIỆN XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ.

Có lẽ đây là một trong những vấn đề nổi cộm nhất khi triển khai nội dung. Bạn làm kế hoạch cho tuần trước, nhưng rất có thể ngay tuần sau kế hoạch đó không còn giá trị gì nữa, vì mọi nước đi, suy tính của bạn đều bị thay đổi bởi một tác động nào đó.

VD: Mình triển khai nội dung cho The Water MAN - Chuỗi giao nước tận nơi HCM. 2 đối tượng phục vụ chính đó là các văn phòng và hộ gia đình. Trong đó khách hàng văn phòng chiếm đến hơn 80% tổng sản lượng tiêu thụ nước uống. Khi dịch COVID-19 tới, doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, số còn lại thì cho nhân viên làm việc ở nhà. Lúc này doanh số bên mình đã tụt giảm ít nhất 40%, là một người phụ trách chiến lược nội dung cho công ty, mình đã phải làm gì.

=> Phương pháp lúc này là

  • Bình tĩnh phân tích sự kiện.

  • Phân tích mối quan tâm của người tiêu dùng lúc đó là gì ? => nhu cầu về nước uống vẫn còn nguyên chỉ là chuyển đổi từ văn phòng về nhà ở mà thôi.

  • Đưa ra nội dung mang tính hướng dẫn và chấn an người tiêu dùng => Series nội dung hướng dẫn uống nước đúng cách trong mùa dịch.

  • Trong rủi ro sẽ có cơ hội, nhanh chóng tạo ra nội dung mang tính viral để truyền thông trong đợt dịch => Series ảnh “Ở nhà tránh dịch chẳng lo thiếu nước”

  • Gia tăng các chương trình khuyến mãi, hỗ trợ doanh nghiệp, gia đình trong mua dịch => Chương trình tài trợ máy nóng lạnh “Uống nước ấm - Chống COVID”

4. ĐƯA RA KẾ HOẠCH DÀI HẠN NHƯNG KHÔNG CÓ TÍNH KHẢ THI TRONG NGẮN HẠN.

Thông thường vấn đề này chỉ sảy đến đối với những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai kế hoạch. Các bạn xa đà vào việc làm màu cho kế hoạch của mình mà thiếu đi tính áp dụng.

Để kế hoạch có thể đưa vào áp dụng triệt để mà không bị coi là nặng tính chiến lược và lý thuyết thì các bạn cần làm những bước sau:

  1. Chốt chủ đề nội dung của từng tháng. Một tháng chỉ nên có từ 1 đến 3 chủ đề, thông thường chủ đề nội dung đưa ra nhằm giải thích cho những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, hoặc để đẩy mạnh cho một chương trình bán hàng nào đó.

  2. Chia nhỏ kế hoạch theo tuần bằng nhóm công việc thực hiện, thực hiện hoá kế hoạch bằng cách giao cho người phụ trách nhóm công việc đó lên to-do-list công việc của từng ngày.

  3. Tạo deadline thông minh: rất nhiều bạn fix dealine theo kiểu chốt nguyên 1 ngày, thậm chí 1 giờ cụ thể để công việc đó được hoàn thành. Thế nhưng 90% thực hiện theo phương pháp đó đều fail. Vậy ở đây chúng ta cần đưa ra khoảng thời gian hoàn thành công việc theo cấu trúc “Bắt đầu - kết thúc”. Về thời điểm kết thúc nên đặt sớm hơn từ 1 đến 2 ngày so với thời gian thực tế bạn mong muốn việc đó được hoàn thành. Tại sao lại vậy ? Nếu công việc hoàn thành trước một ngày, khi nghiệm thu lại kết quả, nếu có sai sót thì khoảng thời gian sớm 2 ngày chính là để fix lỗi sản phẩm 😃.

5. HOẠT ĐỘNG NHÓM KÉM HIỆU QUẢ.

Hầu hết mọi đội nhóm đều tồn tại những vấn đề riêng, dù là những đội nhóm xuất sắc đến đâu cũng vẫn luôn có những khuyết điểm nhất định. Vậy để cho Team content hoạt động hiệu quả so với kế hoạch đề ra bạn cần hiểu được cấu trúc và tính chất của từng vị trí trong team.

Về cấu trúc, team content cần chia ra 2 nhóm

  • Nhóm Inhouse: làm việc trực tiếp, độ linh hoạt cao chuyên để sử lý các nội dung có tính phát sinh cao, can thiệp vào các công việc đòi hỏi sự bảo mật của doanh nghiệp (SEO content ON PAGE; web content; Fanpage thương hiệu…)

  • Nhóm Outsource/ Freelance/ Parttime: Thực hiện những nội dung chuyên biệt, mang tính khối lượng, dựa trên guideline nội dung để thực hiện (SEO content OFF PAGE; fanpge vệ tinh, dựng video; bài sáng tạo, seeding group…)

Về vị trí, team content cần có những vị trí cơ bản như: Content Planner/ Content Writer/ Designer - Media editor/ Publisher

Để vận hành team hiệu quả cần phải có các hệ thống:

  • Hệ thống lưu trữ: Tư liệu - hình ảnh/ Plan/ Report/ Mô tả công việc/ Chính sách/ Chương trình/…

  • Không gian tương tác nhóm: Zalo/ Skype/ Trello/ Slack/ Dropbox…

  • Hệ thống order: Order thiết kế/ Order nội dung phát sinh/

  • Hệ thống guideline : Guideline Content SEO/ Guideline Content Facebook/ Graphic Design Guide/

(Mình sẽ sớm đưa ra bài tổng hợp các biểu mẫu Content marketing để các bạn áp dụng vào đội nhóm của mình hiệu quả hơn)

6. HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA BẠN KHÔNG NHƯ MONG ĐỢI

Thông thường khi gặp vấn đề ở đây, thì những cách mà mình hay sử dụng đó là:

  • Giảm cường độ làm việc lại, gia tăng thời gian giải trí, du lịch để trải nghiệm đời sống. Học thêm một kỹ năng chuyên sâu để nâng cao khả năng của mình.

  • Thiết kế lại góc làm việc ở nhà lẫn công ty

  • Nghe nhạc không lời để tăng cường sự tập trung

  • Note mọi lúc mọi nơi

  • Làm việc cuốn chiếu: sử dụng 1 ngày để tạo nội dung dung cho cả 1 tuần.

Trên đây là chia sẻ đến từ những kinh nghiệm giải quyết vấn đề của chính mình. Nếu bạn vẫn còn những vấn đề khác, hãy đặt câu hỏi bên dưới nhé !

Cám ơn các bạn đã đọc đến đây, hẹn gặp lại các bạn vào tuần sau !