Content strategy & content marketing strategy

Chắc hẳn ai cũng nắm được trong content có nhiều loại content khác nhau. Thế còn content strategy thì thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cùng mình nhé.

1. Định nghĩa: Đầu tiên, chúng ta sẽ đi phân tích 2 khái niệm rất dễ bị nhầm lẫn về content : Content Strategy và Content Marketing Strategy

2. Content Strategy: Liên quan đến việc lập kế hoạch, sáng tạo, quản trị và duy trì nội dung.

3. Content Marketing Strategy: Có nghĩa là tạo và chia sẻ nội dung có giá trị để thu hút và chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng và khách hàng thành người mua lặp lại. Loại nội dung bạn chia sẻ có liên quan chặt chẽ với những gì bạn bán; nói cách khác, bạn đã giáo dục mọi người để họ biết, thích và tin tưởng bạn đủ để làm kinh doanh với bạn.

Vì vậy, nếu content strategy có nghĩa là “một kế hoạch, phương pháp hoặc một loạt các thao tác hoặc chiến lược để đạt được một mục tiêu hoặc kết quả cụ thể”, thì mục tiêu của content marketing strategy sẽ là “xây dựng khách hàng là xây dựng doanh nghiệp.”

Vì mục đích đặc thù của nó. Chúng ta có thể hiểu đơn giản Content

4. Marketing Strategy thế này:

Content Marketing Strategy là kế hoạch xây dựng khán giả bằng cách xuất bản, duy trì và truyền bá nội dung thường xuyên và nhất quán nhằm giáo dục, giải trí hoặc truyền cảm hứng để biến người lạ thành đối tượng tiềm năng và đối tượng tiềm năng thành khách hàng.

Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi quan trọng tiếp theo.

Chúng ta có cần làm Content Marketing Strategy ?

Giả sử anh Tí là một doanh nghiệp nhỏ với một vài nhân viên hoặc anh Tí mở cửa hàng chỉ có mình ên thì lúc này anh Tí có thể nghĩ rằng tiếp thị nội dung của ảnh đơn giản đến mức ảnh không cần một kế hoạch gì hết cả.

Cũng sẽ chẳng phải một danh sách công việc cần phải hoàn thành hay bất cứ thứ gì cả? Anh Tí nghĩ : “Chỉ có mình ên mà, làm kế hoạch rồi ghi ra giấy chi cho mệt, trong đầu mình nhớ cả rồi

Vâng, đó cũng là một cách để bắt đầu, đặc biệt ảnh cũng muốn làm content marketing thay vì chờ đợi cho đến khi có kế hoạch hoàn hảo.

Nhưng đến một lúc nào đó, anh Tí sẽ cần phát triển một kế hoạch toàn diện hơn - và sau đó ghi lại nó.

Và hiển nhiên cũng sẽ có một vài điều, cả chúng ta và anh Tí nên hiểu thêm một chút vì sao anh Tí lại cần làm một kế hoạch Content Marketing

Với bản kế hoạch Content Marketing có sẵn thì anh Tí dễ dàng có thể hình dung và vạch ra chiến lược content marketing cho riêng mình. (Cái này cũng sẽ tùy lúc lắm, vì đôi khi tài liệu dựng sẵn có thể là thứ khiến họ mất việc chăng ?)

Khi đã xác định được chiến lược phù hợp thì kể cả anh Tí cũng chấp được hết các thách thức sẽ xảy ra. Một chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho các anh Tí dễ dàng làm việc với các người cộng tác cùng mình

Anh Tí sẽ có thể theo dõi các biểu đồ liên quan trong quá trình triển khai chiến lược để tối ưu tốt nhất chiến dịch của mình. May mắn là, anh Tí hay chúng ta đều cần một Content Marketing Strategy được phác thảo rõ ràng, đặc biệt hơn là nó không cần phải quá phức tạp. Và cả những người chưa chuyên về content như anh Tí cũng dễ dàng hiểu.

Phác thảo một chiến lược tiếp thị nội dung đơn giản

Nếu anh Tí không phải là người làm Content Marketing trong một công ty lớn thì chiến lược tốt nhất là giúp anh Tí tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức của mình.

Một chiến lược Content Marketing Strategy hoàn chỉnh, thì anh Tí phải trả lời được các yếu tố dưới đây

  • Người dùng của anh Tí là ai ?

  • Đối thủ của anh Tí là ai ?

  • Dịch vụ/ Sản phẩm của anh Tí đang có là gì ?

  • Anh Tí đã biết được gì từ thị trường mình đang nhắm đến ?

  • Anh Tí đã có nội dung gì?

  • Mục đích của nội dung của anh Tí là gì?

  • Bao lâu anh Tí nên xuất bản nội dung?

  • Làm thế nào anh Tí sẽ phân phối nội dung của ảnh ?

  • Ai phụ trách nội dung của ảnh ?

  • Ai sẽ sản xuất nội dung của ảnh?

  • Ai sẽ duy trì nội dung ?

  • Ai chịu trách nhiệm về kết quả?

  • Điểm đến của anh Tí là gì (chiến lược cốt lõi)?

Đây là những câu hỏi đơn giản của một Content Marketing Strategy. Chúng ta hay anh Tí phải tìm hiểu một số nghiên cứu trước khi trả lời những câu hỏi này.

Chiến lược tiếp thị nội dung của anh Tí bắt đầu với người này

Người mà anh Tí nói chuyện là khách hàng của ảnh.

Khách hàng của anh Tí là tâm điểm về content marketing strategy của ảnh. Ảnh cần một sự hiểu biết đáng kể, sâu sắc và toàn diện về việc người ấy là ai ?

Khi anh Tí làm chiến lược về nội dung, mọi thứ cần thiết sẽ dần dần được tạo thành.

Anh Tí phải mạnh dạn dự đoán và liên tục đưa ra các câu hỏi để đào sâu những dự đoán của mình, sau đó là thử nghiệm để xác thực dự đoán của mình. Tất nhiên điều này đòi hỏi anh Tí phải có một tư duy đúng và cách làm đúng vì với một sự hiểu biết yếu kém, mỏng manh hoặc không rõ ràng về khách hàng của ảnh là ai sẽ nhấn chìm chiến lược của ảnh mọi lúc.

5 bước để xác định ai là khách hàng của mình

  1. Rà soát lại mục tiêu phân tích từ thị trường

  2. Empathy Map

  3. Góc nhìn của khách hàng

  4. Hành trình trải nghiệm khách hàng

  5. Personas

Hiểu nội dung của chính mình. Một khi anh Tí hiểu thấu đáo khách hàng của mình là ai, hãy đánh giá nội dung mà ảnh đã có. Điều này này không chỉ giúp ảnh phát hiện ra những lỗ hổng trong nội dung mà ảnh cần sửa mà còn giúp ảnh thấy rằng nội dung cũ có thể trở nên lỗi thời và khiến ảnh mất vị trí hàng đầu trong các công cụ tìm kiếm, gây ra thất bại về trải nghiệm người dùng và hơn thế nữa.

Một số cách để đánh giá lại nội dung của mình: sẽ viết về những phần này ở bài sau

Hướng dẫn cách sửa nội dung cũ, bị bỏ qua và bị hỏng. Cách thực hiện Kiểm toán nội dung đối với trải nghiệm người dùng và chất lượng nội dung

Cách cắm các lỗ hổng trong Kênh nội dung của bạn khiến bạn mất tiền

Cách tốt nhất để tạo nội dung thành công trong thời gian kỷ lục

Đo lường nỗ lực tiếp thị nội dung của anh Tí (chuyển đổi)

Làm thế nào để anh Tí biết nếu chiến lược tiếp thị nội dung của ảnh đang hoạt động?

Anh Tí sẽ biết liệu chiến lược tiếp thị nội dung của ảnh có hiệu quả hay không nếu ảnh đo lường nó.

Đây là lý do tại sao câu hỏi 13 trên bảng tính chiến lược tiếp thị nội dung (Chiến lược cốt lõi của anh Tí là gì?) Rất quan trọng.

Chiến lược cốt lõi đó nên:

Dự phòng một phương án khi kế hoạch của anh Tí không suôn sẻ, thất bại. Thì luôn sẽ có phương án dự phòng và phát triển

Có thể điều chỉnh được theo thị trường mà vẫn giữ được cốt lõi

Phù hợp với các giá trị ban đầu của anh Tí, vì vậy anh Tí sẽ có thể duy trì nó và chịu đựng những thách thức theo thời gian

Nhưng làm thế nào để bạn đo lường điều đó? - Em sẽ chia sẻ ở bài sau.

Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây. Hãy cùng trao đổi để hiểu rõ thêm về Content marketing Strategy nhé ^^


Nguồn:
Biệt Đội Marketers 4 Cấp Độ