Các loại từ khóa (keyword) cơ bản của Google

Mặc dù được phân loại nhiều loại từ khóa trong nhiều trường hợp sử dụng. Nhưng khi viết content và phân tích từ khóa, bạn cần lưu ý là Google có 3 loại từ khóa cơ bản sau, tác giả sẽ rất thường dùng trong bài viết SEO và bảng SMART keywords là:

  • Từ khóa chính xác
  • Từ khóa theo cụm
  • Từ khóa rộng

Trong phân tích từ khóa, bạn sẽ quan tâm thêm một loại từ khóa gọi là từ khóa phủ định. Từ khóa phủ định dùng để loại trừ một từ khóa nào đó ra khỏi bảng phân tích SMART. Tuy nhiên, về đặc điểm thì từ khóa phủ định cũng chỉ bao hàm giống như 3 loại từ khóa đã nói đến ở trên.

Trong hướng dẫn này, để dễ theo dõi mình sẽ minh họa bằng một ví dụ xuyên suốt
Trường hợp này ta lấy một ví dụ: truy vấn người dùng search là “quả táo

1. Từ khóa chính xác

Sẽ chính xác giống hệt truy vấn tìm kiếm, nghĩa là từ khóa chính xác ở đây sẽ là “quả táo”.

2. Từ khóa theo cụm

Sẽ giữ lại cụm “quả táo” – còn phía trước hay phía sau có thể thêm tùy thích. Như vậy, ta có thể có các từ khóa theo cụm là “quả táo xanh”, “mua mấy quả táo cúng”, “phân biệt quả táo với quả bơm”, “trồng quả táo ở đâu tốt”.

3. Từ khóa Rộng:

Từ khóa rộng giữ lại tất cả các từ trong truy vấn tìm kiếm, song có thể hoán vị hoặc chen vào giữa các từ này tùy thích. Như vậy, ta có thể có các từ khóa rộng là “cúng quả bưởi chung với mấy trái táo”, “nên gọi là trái táo hay là quả

Lưu ý về khả năng biến nghĩa

Từ khóa rộng đôi khi sẽ làm biến nghĩa hoàn toàn một truy vấn tìm kiếm. Trong ví dụ trên từ khóa rộng sau đây là biến nghĩa hoàn toàn: “quả này mà không xong, anh cho nát táo” (đây là một đoạn dịch trong sub title của một bộ film), “táo quân trồng cây ăn quả”, “quả cũng ăn táo” . Vì vậy, bạn đừng lấy làm lạ trong một vài trường hợp khi search những đề tài có nội dung hiếm gặp sẽ cho bạn những kết quả chẳng liên quan gì đến truy vấn tìm kiếm của bạn!

Vấn đề lựa chọn và đánh dấu từ khóa không có nghĩa trong content

Mặc dù từ khóa định nghĩa không phải là một từ có nghĩa trong ngôn ngữ, và chỉ được xem là một truy vấn của người tìm kiếm. Tuy nhiên, trong khái niệm từ khóa ở đây, chủ yếu tập trung cho việc tác giả dùng để xây dựng content. Vì vậy, từ khóa chỉ nên được đánh dấu khi nó thực sự có nghĩa.

Điều này rất quan trọng, vì nếu không content sẽ trở nên rất khó đọc đối với người xem. Nếu chỉ quá tập trung vào cấu trúc kỹ thuật từ khóa khi viết SEO, vô tình tác giả sẽ làm mất đi các yếu tố quan trọng khác trong SEO như: khả năng đọc hiểu, thời gian đọc, tỷ lệ thoát, tính gắn kết về hành vi với content…

  • Trong các loại từ khóa thì từ khóa rộng là nguy hiểm nhất cho vấn đề này, vì khả năng linh động về biến nghĩa rất lớn. Tác giả cần lưu ý, để đặc biệt tránh đánh dấu nội dung để tạo thành những từ khóa không có nghĩa.

  • Mở rộng hơn, điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải tránh dùng luôn những từ khóa sai chính tả và những từ khóa ký hiệu riêng của người dùng. Đối với những từ khóa này tác giả nên biên dịch lại thành những từ ngữ chính thống trong content. Google luôn có nhiệm vụ để phân loại các “truy vấn sai” của người dùng vào các dạng từ đồng nghĩa, và tác giả chỉ cần sử dụng ở từ ngữ gốc là được.

    Ví dụ như:
    “gu gồ” → “google”
    “dầy dép” → “giầy dép”
    “người s2” → “người yêu”
    “quần zin” → “quần jean”
    “wuyển sách” → “quyển sách”

  • Một mẹo hay: là bạn có thể search thử trên google từ khóa truy vấn đó (mà bạn không chắc nó chính thống), để xem những cách dùng khác nhau của những từ đồng nghĩa. Thường thì từ nào được dùng nhiều và phổ biến nhất trên google thì đó sẽ là từ ngữ chính thống nên dùng.

Từ đồng nghĩa cũng được tính là một từ khóa

Hiện tại Google có thể phát hiện từ đồng nghĩa. Trong cùng dạng từ khóa chính xác, từ "trái táo " hay "quả táo " là như nhau. Tổ hợp các từ khóa theo cụm và từ khóa rộng của các từ đồng nghĩa, bạn sẽ ra được rất nhiều phương pháp sử dụng linh động cho từ khóa trong bài viết. Bí quyết là hãy liệt kê các từ đồng nghĩa trước khi viết bài.

  • Vấn đề quan trọng khi bạn lựa chọn từ đồng nghĩa là để phù hợp với bối cảnh và từ ngữ địa phương của người đọc. Việc này giúp nội dung của bạn thu hút hơn với cộng đồng người đọc, vì họ thấy nó phù hợp với văn hóa và từ ngữ của họ.

    Ví dụ: nếu bạn viết nội dung chủ yếu cho người xem ở miền Bắc, thì nên chọn từ “quả táo”, hơn là trái táo. Nếu bạn viết nội dung cho tất cả người dùng tiếng Việt, thì bạn cần xét tỷ lệ % số lượng người dùng từ khóa nào nhiều hơn; nếu 68% người đọc tìm kiếm từ “trái táo”, thì bạn nên lựa chọn sử dụng từ khóa này cho content.

Độ mạnh về thông tin liên hệ với từ khóa

Tùy vào thành phần nội dung trong bài viết ở mức độ quan trọng thế nào với từ khóa, bạn sẽ sử dụng từ khóa tương ứng cho phù hợp. Ví dụ: tiêu đề và đoạn đầu tiên quan trọng nhất sẽ dùng từ khóa chính xác, tiêu đề phụ dùng từ khóa theo cụm, đoạn văn thường dùng từ khóa theo cụm hoặc từ khóa rộng.

Từ khóa chính xác > Từ khóa theo cụm > Từ khóa rộng

Đối với trường hợp từ khóa rộng: việc gạch dưới từ khóa rộng không có ý nghĩa thì không nên gạch dưới.
Ví dụ: Từ khóa yêu cầu là “viết bài quảng cáo quán karaoke”
Từ khóa rộng là “Trong quảng cáo quán karaoke nhằm thu hút khách hàng bài viết phải xác định rõ đối tượng phục vụ.”

1 Like

Đúng là không nên đánh dấu từ khóa để tạo ra những cụm nhấn mạnh không có nghĩa trong content. Việc này không mang lại tác dụng gì, thậm chí còn phản tác dụng.

Vấn đề này đã được cập nhật thêm cho tài liệu này
Cập nhật thêm về vấn đề đánh dấu từ khóa không có nghĩa trong content

Cảm ơn chị nhiều, e cần phải làm mấy bài test mới đủ điều kiện chị?

Các vấn đề về workflow cá nhân, bạn hỏi trên app để các bộ phận support nhé
Nội dung tại đây chỉ để tập trung thảo luận về các chủ đề liên quan cụ thể

Bạn có nhận xét gì về ảnh và cách chú thích ảnh trong bài không?

Bạn có thể xem hướng dẫn về chú thích hình ảnh trong bài SEO tại đây
https://help.working24.net/t/huong-dan-chu-thich-hinh-anh-trong-bai-viet-seo/541

1 Like