10 xu hướng content marketing hiệu quả từ năm 2020

Năm 2020 đã trôi qua được 3/4 thời gian, dù có hơi “ì ạch” do Covid nhưng dù sao đây cũng là năm khởi đầu của thập kỉ mới hơn, dự là sau này nhiều xu hướng sẽ thay đổi mạnh mẽ hơn.

Với content thì 10 xu hướng content marketing hiệu quả năm 2020 là:

  1. Video và live streaming

  2. Conversational marketing

  3. Podcats

  4. Cá nhân hóa

  5. UGC

  6. Voice search

  7. Thực tế ảo

  8. Data-driven

  9. Snippet

  10. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

1️⃣ VIDEO VÀ LIVE STREAMING – LÀM SAO ĐỂ THU HÚT NGƯỜI XEM?

Video và live streaming đều đang là hình thức được ưa thích nhất tại Việt Nam. Dựa trên khảo sát về các YouTuber nổi tiếng triệu view và các livestreamer nổi tiếng thì một nội dung video và live streaming sẽ cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Tính giải trí cao như yếu tố hài hước, âm nhạc và ẩm thực

  • Thỏa mãn được sự hiếu kì của công chúng về các mặt của cuộc sống: công việc, sở thích và thành công

  • Khung giờ streaming phải phù hợp với người xem. Ví dụ buổi chiều sau tan sở tầm 18.00 nếu đối tượng mà nhân viên văn phòng chẳng hạn

  • Bên cạnh đó, chúng ta cần nhấn mạnh thêm vào giá trị trong content marketing để kết nối với mọi người chính là sự chân thực.

Về mặt nội dung sẽ chú trọng tính viral, bắt trend nhanh chóng

2️⃣ CONVERSATIONAL MARKETING

Conversational marketing là một hình thức marketing tiên tiến mà trong đó người dùng sẽ đối thoại với trí tuệ nhân tạo, hay bộ não được lập trình thay cho một nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Lợi ích của việc ứng dụng chatbots – lập trình sẵn để trả lời các câu hỏi thường gặp của khách hàng đó là:

  • Tăng cường chất lượng phục vụ cho khách hàng mọi lúc 24/7

  • Không phụ thuộc vào giờ hành chính làm việc của nhân viên

  • Nghiên cứu và cập nhật các câu hỏi và yêu cầu của khách hàng liên tục

  • Cung cấp dữ liệu khách hàng có giá trị đối với doanh nghiệp

❗️ Điểm yếu của chatbots đó là nếu càng ít tương tác với khách hàng, thì chatbots sẽ bị hạn chế về khả năng trả lời các câu hỏi và yêu cầu mới từ người dùng.

3️⃣ PODCAST – LÀM SAO ĐỂ TẠO PODCAST LÔI CUỐN?

Podcast là từ ghép của “Ipod”- một thiết bị nghe nhìn như MP3 player và “Broadcast”- nghĩa là phát sóng. Hiện nay, podcast được hiểu là tuyển tập các chương trình thu âm hoặc video mà người dùng có thể tải về thiết bị di động của mình từ Internet.

📌 Podcast là kết quả của thói quen sử dụng của người dùng điện thoại thông minh hay tablet, bởi đa số họ thường nghe các sản phẩm podcast này trong khi di chuyển trên các phương tiện giao thông.

Họ thường là người bận rộn nhưng ham học hỏi nên có xu hướng tranh thủ thời gian nghỉ để thu thập thêm thông tin về xã hội, cuộc sống hay công việc.

📌 Hiểu được đối tượng mục tiêu của podcast, bạn sẽ đưa ra được những tiêu chuẩn sau cho một podcast lôi cuốn:

  • Nội dung phải trả lời được câu hỏi mà người dùng yêu cầu

  • Giàu thông tin và có nguồn thông tin rõ ràng

  • Chất lượng âm thanh phòng thu phải tốt

  • Người thu âm phải có phát âm tốt và giọng nói truyền cảm

4️⃣ CÁ NHÂN HÓA NỘI DUNG – BẰNG CÁCH GÌ?

📌 Nội dung được cá nhân hóa khi nó được sáng tạo để phục vụ cho một người hoặc một bộ phận nhỏ trong khối lượng người dùng khổng lồ mà website hay doanh nghiệp của bạn đang phục vụ.

📌 Càng ngày tính cá nhân hóa càng được đề cao hơn do sự phong phú về nhu cầu của khách hàng. Sự phong phú này bắt nguồn từ sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau trong cùng một mặt hàng sản phẩm.

5️⃣ USER GENERATED CONTENT – TĂNG UGC BẰNG CÁCH NÀO?

User Generated Content là những nội dung được tạo ra bởi chính người dùng; chúng có thể là các đánh giá, comment, reply hay repost trên các diễn đàn, các bài đăng trên những kênh mạng xã hội khác.

💯 Giá trị mà UGC mang lại đó là thu hút được thêm nhiều người quan tâm đến nội dung đã được đánh giá hay bình luận.

Nếu đánh giá là tích cực thì sẽ càng có nhiều người thích, share và ủng hộ nội dung. Và nếu đánh giá là tiêu cực, người dùng vẫn có thể share nhưng lúc này thái độ có thể là dislike, phẫn nộ và tẩy chay.

Điểm yếu của marketing dựa trên UGC đó là sự thiếu kiểm soát đối với dư luận trên Internet. Để khắc phục điều này, nội dung cần được xây dựng dựa trên mục đích cụ thể, có người xem mục tiêu và được phân phối trên kênh chuyên biệt; tức là đúng ý, đúng người và đúng chỗ.

.

6️⃣ NỘI DUNG TÌM KIẾM BẰNG GIỌNG NÓI – CÓ ĐẶC ĐIỂM GÌ?

Xu thế phát triển của công nghệ đang cho phép người dùng điều khiển và tìm kiếm thông tin bằng các ứng dụng hỗ trợ giọng nói như Google AssistanceSiri , cho nên trong tương lai gần, người dùng sẽ thay đổi thói quen trong cách sử dụng từ khóa tìm kiếm theo một cách khác.

🔍 Ví dụ, cùng một chủ đề về “quán ăn quận 10”, người dùng sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói có thể dùng các lệnh như: “có quán ăn nào ngon ở gần đây không?” thay vì như trước đây, họ sẽ cần phải đánh từ khóa tìm kiếm rõ ràng hơn : “top quán ăn ngon khu quận 10”.

👉 Đặc điểm của nội dung tìm kiếm giọng nói chính là

  1. Ngắn gọn

  2. Ngôn ngữ nói

  3. Tính thực tế cao

Để chuẩn bị cho các nội dung hỗ trợ cho tìm kiếm bằng giọng nói của người dùng, đội ngũ content marketing phải đầu tư nghiên cứu về hành vi mới của người dùng và trải nghiệm sử dụng của họ trong công nghệ mới này.

7️⃣ NỘI DUNG HÌNH ẢNH HỖ TRỢ THỰC TẾ ẢO AR – ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

⚡️ Đến năm 2020, dự đoán sẽ có đến 3.5 tỷ thiết bị di động được hỗ trợ AR trên toàn thế giới và lợi nhuận thu về từ các quảng cáo sử dụng thực tế ảo lên đến 15 tỷ đô la Mỹ. Vậy thực tế ảo là gì?

AR hay Augmented Reality - Thực tế ảo là trải nghiệm mô phỏng gần giống nhất với thế giới thực, cho phép người người dùng nhìn thấy các vật thể mô phỏng có hình thù như vật thể thực.

👉 AR thực tế ảo giúp cho marketer dù trong môi trường B2C hay B2B cũng đều có thể làm content marketing hiệu quả bằng cách:

  • Xây dựng một câu chuyện có ý nghĩa cho content AR

  • Chèn hiệu ứng để tạo nên khoảnh khắc đặc biệt

  • Nhắc CTA ngay sau hiệu ứng đặc biệt

Áp dụng 3 tips trên vào sáng tạo AR content, marketer sẽ đầu tiên thu hút sự chú ý từ người dùng, sau đó giữ chân họ bằng những hiệu ứng sáng tạo và thú vị, cuối cùng là chốt kết quả bằng các hình thức CTA ngay khi người dùng đang có trải nghiệm đỉnh nhất khi thưởng thức AR content.

8️⃣ NỘI DUNG GIÀU DỮ LIỆU – CẦN CUNG CẤP VÀ TRÌNH BÀY RA SAO?

Nội dung giàu dữ liệu hay data-driven content là các nội dung chứa các dữ liệu có giá trị đối với một cá nhân hay tổ chức khác để họ đưa ra một quyết định quan trọng nào đó

Hình thức marketing với nội dung chứa nhiều dữ liệu giá trị như thế này thường được áp dụng bên mảng B2B, giữa các doanh nghiệp với nhau ; bởi họ sẽ sẵn sàng trả tiền cho những nội dung có tính quyết định đối với doanh nghiệp.

👉 Nội dung giàu dữ liệu cần được trình bày như sau:

  • Demo hoặc free version có giới hạn

  • Offer thêm các package mở rộng

  • Chốt bằng CTA với full data

🔍 Cụ thể một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nhà hàng hải sản muốn mở thêm chi nhánh tại một quận khác trong thành phố Hồ Chí Minh, họ cần dữ liệu về khả năng chi tiêu cho ăn uống của người dân trong các quận thành và sau đó mới đưa ra được quyết định chọn nơi để đầu tư chi nhánh mới.

9️⃣ SNIPPET – LÀM SAO ĐỂ CONTENT CÓ ĐƯỢC VỊ TRÍ SNIPPET?

Snippet là một kết quả ngắn gọn nằm trên top của trang kết quả tìm kiếm, được đặt phía trên cả kết quả tìm kiếm organic đầu tiên. Nội dung lên được vị trí Snippet là mong muốn của người làm content SEO.

Hiện tại, vị trí snippet không thể được mua như các vị trí xuất hiện trên trang tìm kiếm đầu ở Google. Vì vậy, cách duy nhất để có được vị trí snippet đáng giá này, nội dung cần tuân thủ: tựa đề chuẩn SEOmiêu tả chuẩn SEO tại thẻ meta (meta description).

❗️ Để đặt được tựa đề chuẩn SEO thì bạn cần nắm rõ điều mà người dùng đang muốn tìm kiếm là gì, họ thường nói gì, type gì khi muốn tìm hiểu về vấn đề đó.

Bên cạnh đó, Google cũng sẽ lọc nội dung thông qua nội dung đặt ở meta description. Meta description chính là một đoạn tóm tắt miêu tả về nội dung trên trang đăng tải sao cho vừa thu hút được người xem lại vừa phù hợp với bộ lọc của công cụ tìm kiếm.

🔟 NGHIÊN CỨU KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU – ĐƯỢC THỰC HIỆN RA SAO?

Có 3 điều đối với khách hàng mục tiêu mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải nắm, nếu họ muốn thành công trong kinh doanh hay chiến lược content marketing:

  1. Nhận diện khách hàng mục tiêu

  2. Xác nhận hành vi khách hàng

  3. Đo đạc trải nghiệm khách hàng

Nghiên cứu khách hàng không phải là dự án làm trong một ngày một đêm, đòi hỏi sự đầu tư bền bỉ về nhân lực và tài chính.

❗️ Tuy nhiên, xu hướng nghiên cứu trải nghiệm của khách hàng chính là xu hướng bền bỉ nhất mà bất kì dự án content marketing ở thời kì nào cũng nên ứng dụng, để đạt được hiệu quả tốt nhất.

*Bài viết trích nguồn tham khảo tại: LPTECH.ASIA